Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó
Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

25/03/2025
Tin tức & sự kiện
Việc tẩy giun cho chó con bắt đầu từ giai đoạn này, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì chó con có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm giun từ mẹ

Tẩy giun cho chó con

2-3 tuần tuổi:

     Việc tẩy giun cho chó con bắt đầu từ giai đoạn này, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì chó con có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm giun từ mẹ. Trong giai đoạn này, cần sử dụng thuốc chuyên dụng với liều lượng phù hợp, kết hợp với việc theo dõi kỹ phản ứng của chúng sau khi tẩy giun. Trước khi thực hiện, chủ nuôi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn.

4-12 tuần tuổi:

     Việc tẩy giun cần được thực hiện thường xuyên hơn để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn giun trong cơ thể chó con. Trong giai đoạn này, liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh theo cân nặng của chó. Đồng thời, lúc này việc tẩy giun nên được kết hợp với lịch tiêm phòng và các mũi vaccine cần thiết khác để bảo vệ toàn diện cho chó nhà bạn.

Trên 12 tuần tuổi:

     Lúc này, bạn có thể giãn khoảng cách tẩy giun dần, nhưng vẫn duy trì việc theo dõi sức khỏe của chó. Dựa trên môi trường sống và tình trạng của chó mà tần suất tẩy giun có thể khác nhau. Chủ nuôi rất cần tạo lịch tẩy giun để theo dõi và cho uống nhắc lại định kỳ để bảo vệ chó.

Tẩy giun cho chó trưởng thành

     Đối với chó trưởng thành, tần suất tẩy giun thường dao động từ 3-6 tháng một lần tùy thuộc vào môi trường sống và tình hình sức khoẻ. Cụ thể, những chú chó sống trong nhà thường tẩy giun 6 tháng một lần, trong khi chó được nuôi ở ngoài nên tẩy giun 3 tháng một lần. 

     Môi trường sống là yếu tố quan trọng bởi chó sống ngoài trời có nguy cơ nhiễm giun cao hơn khi chúng tiếp xúc với bên ngoài nhiều, giao lưu với những chú chó khác hay lăn lộn trong các bụi cỏ. Chế độ ăn cũng đóng vai trò đáng kể, chú chó nào thường ăn thức ăn sống sẽ có nguy cơ nhiễm giun/sán cao hơn. Cần lưu ý, khi chủ nuôi phát hiện các dấu hiệu nhiễm giun/sán, cần tiến hành tẩy giun/sán ngay.

Cách tẩy giun cho chó

Chọn loại thuốc tẩy giun:

  • Thuốc viên: Dễ bảo quản, dễ cho uống và có liều lượng chính xác.

  • Thuốc dạng siro: Thích hợp cho chó con hoặc chó không chịu uống uống viên.

  • Thuốc tiêm: Hiệu quả, nhưng khiến chó đau và cần được thực hiện bởi người có chuyên môn hay bác sĩ thú y.

Tiêu chí chọn thuốc:

  • Có tác dụng tốt, nếu được có thể diệt được nhiều loại giun cùng lúc.

  • Phù hợp với độ tuổi và cân nặng của chó.

  • Có ít tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng.

  • Có hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

  • Được sản xuất bởi các hãng uy tín, đã được kiểm định chất lượng.

Cách cho chó uống thuốc

     Trước tiên, bạn cần lựa chọn loại thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi và cân nặng của chó. Một số sản phẩm có thể không phù hợp cho chó con hoặc chó đang mang thai. Vì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Có thể cho chó uống bằng 2 cách sau:

  • Trộn với thức ăn: Bạn nghiền nhỏ thuốc thành bột mịn, trộn với một lượng nhỏ thức ăn ưa thích của chó để chó dễ dàng ăn hết. 

  • Đặt trực tiếp vào miệng chó: Nhiều chú chó không thích uống thuốc, bạn cần giữ chúng trong tư thế thoải mái và an toàn, mở miệng chó nhẹ nhàng, đặt thuốc vào sâu trong miệng phía sau lưỡi, khép miệng, xoa vuốt cổ theo chiều dọc từ trên xuống để kích thích nuốt, cho chó uống nước để thuốc trôi xuống.

Lưu ý sau khi tẩy giun

     Sau khi tẩy giun, bạn cần quan sát chú chó của mình kỹ lưỡng. Hãy chú ý các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy hay mệt mỏi. Một vài chú chó sẽ gặp phải tác dụng phụ của thuốc và biểu hiện như trên. Nhưng khi triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được hỗ trợ.

     Bạn cần chuẩn bị đủ nước sạch và thức ăn nhẹ bụng cho chó. Đồng thời vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, nhất là dọn phân thật sạch để tránh việc tái nhiễm. Đồ dùng, ổ nằm của chó cũng cần được giặt, khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và được đánh giá là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của chó
Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh Parvo có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như mất nước nghiêm trọng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng thứ phát và cuối cùng là tử vong.
Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Hiện nay trên thị trường có hai sản phẩm thuốc trị ve nổi cho mèo được bày bán ở hầu hết các đại lý thuốc thú y, phòng khám và petshop khắp cả nước là FRONTLINE PLUS FOR CAT và BROADLINE
Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Khác với bị chó cắn, ít người cho rằng mèo cào không thể lây truyền bệnh dại từ động vật sang người.
Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Khi muốn nuôi nhiều mèo trong cùng một nhà mà không để chúng đánh nhau, quá trình giới thiệu phải được thực hiện một cách từ từ và cẩn thận
Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Khi chó mèo rụng lông quá nhiều, điều quan trọng đầu tiên là xác định nguyên nhân cụ thể.
Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Mèo cần được ngủ 16-18 giờ/ngày và dành toàn bộ thời gian còn lại để tiêu hao chỗ năng lượng đã tích lũy được trong lúc ngủ.
Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu do vi rút ở mèo (GBC) là một bệnh lây truyền nguy hiểm trên mèo, do vi rút Feline Parvovirus (FPV).
Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi cún bị sốt, điều đầu tiên bạn cần làm đó là hãy bổ sung nước thường xuyên. Bạn có thể cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm
Địa chỉ chuyên điều trị bệnh ký sinh trùng máu Ehrlichia Canis trên chó uy tín

Địa chỉ chuyên điều trị bệnh ký sinh trùng máu Ehrlichia Canis trên chó uy tín

Đâu là phòng khám chuyên chữa trị bệnh ký sinh trùng máu Ehrlichia Canis trên chó? Các triệu chứng của bệnh do Ehrilichia gây ra là gì? XEM NGAY!
Zalo
Hotline