NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN
NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

07/10/2023
Tin tức & sự kiện
Cô gái 24 tuổi làm việc tại một phòng khám thú y ở Phú Thọ. Hơn một tháng trước, trong lúc chữa bệnh cho con chó ốm, cô bị nó cắn vào bàn tay phải. Cho rằng chó bị bệnh đường hô hấp, nữ bác sĩ chỉ sơ cứu cho mình, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Bốn ngày sau, con chó chết. Cô vẫn không tiêm văcxin phòng dại cho mình.

Cô gái 24 tuổi làm việc tại một phòng khám thú y ở Phú Thọ. Hơn một tháng trước, trong lúc chữa bệnh cho con chó ốm, cô bị nó cắn vào bàn tay phải. Cho rằng chó bị bệnh đường hô hấp, nữ bác sĩ chỉ sơ cứu cho mình, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Bốn ngày sau, con chó chết. Cô vẫn không tiêm văcxin phòng dại cho mình.

Gần đây, cô bị đau nhức chỗ chó cắn và vùng vai phải, tê bì chân tay. Tình trạng đau sau đó lan ra toàn thân, kèm cảm giác khó thở, sợ gió, sợ nước. Tối 3/6, người nhà đưa bệnh nhân đến khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

 

 

PHÒNG KHÁM THÚ Y VĨNH LỘC VET

Vết chó cắn trên tay bệnh nhân. Ảnh bệnh viện cung cấp.

Phó giáo sư Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân vào viện với biểu hiện điển hình của bệnh dại, tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng hốt hoảng, vật vã, sợ gió, sợ nước, có tiếng rít thanh quản khi uống nước, rối loạn thần kinh thực vật, nhịp tim nhanh. Bệnh tiến triển rất nhanh.

Sáng 4/6 bệnh nhân ngừng tim, ngừng tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, nhịp tim của bệnh nhân đã đập trở lại. Do tình trạng nặng nên gia đình xin cho bệnh nhân về nhà và tử vong sau đó. Theo người nhà bệnh nhân, hai người khác cũng bị con chó này cắn nhưng đã tiêm phòng dại và thoát chết.

"Điều đáng tiếc bệnh nhân là bác sĩ thú y, thuộc nhóm có nguy cơ cao nhưng lại chủ quan không tiêm văcxin phòng dại sau khi bị chó cắn", phó giáo sư Cường nói.

Trong vòng 3 tuần qua, khoa Truyền nhiễm có 2 bệnh nhân tử vong do bệnh dại. Theo phó giáo sư Cường, dại là bệnh gây ra bởi virus dại lây truyền từ các loại động vật như chó, mèo... sang người chủ yếu qua vết cắn hoặc vết trầy xước trên cơ thể. Thời gian ủ bệnh sau khi bị cắn thường vài tuần, có thể vài tháng thậm chí hàng năm tùy thuộc vào số lượng và mức độ tổn thương, vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh dại khi đã có triệu chứng (lên cơn dại) thì bệnh nhân chắc chắn tử vong. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc tiêm văcxin phòng bệnh sau phơi nhiễm là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bệnh dại hoặc nghi ngờ dại cắn.

Trường hợp biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc chó cắn xong một ngày thì chết, bạn thuộc nhóm nguy cơ cao cần tiêm huyết thanh trước, sau đó tiêm văcxin phòng dại.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

- Không thả rông chó, mèo. Chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

- Không đùa nghịch, trêu chọc chó mèo.

- Khi bị chó mèo cắn, cào, liếm, cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó mèo cắn.

Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc povidone, iodine. Chú ý hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh như cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm, trẻ dưới 15 tuổi thường rong chơi và hay tiếp xúc gần gũi với chó mèo... nên tiêm văcxin phòng bệnh dại.

(Theo VNexpress)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Địa chỉ chuyên điều trị bệnh ký sinh trùng máu Ehrlichia Canis trên chó uy tín

Địa chỉ chuyên điều trị bệnh ký sinh trùng máu Ehrlichia Canis trên chó uy tín

Đâu là phòng khám chuyên chữa trị bệnh ký sinh trùng máu Ehrlichia Canis trên chó? Các triệu chứng của bệnh do Ehrilichia gây ra là gì? XEM NGAY!
Những lưu ý khi cho mèo ăn thức ăn hạt khô

Những lưu ý khi cho mèo ăn thức ăn hạt khô

Nhiều khi người chủ lại không có đủ kiến thức và hiểu biết về thức ăn khô, điều này có thể gây hậu quả xấu đối với sức khỏe của mèo. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lưu ý cũng như cách ăn phù hợp trong bài viết hôm nay nhé!
Cách lựa chọn thức ăn hạt cho mèo bạn cần lưu ý

Cách lựa chọn thức ăn hạt cho mèo bạn cần lưu ý

Bạn phải cẩn trọng trong việc lựa chọn thức ăn hạt tốt cho mèo con. Nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn thức ăn hạt cho mèo, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm nổi bật và tính cách của các giống mèo Anh lông ngắn

Đặc điểm nổi bật và tính cách của các giống mèo Anh lông ngắn

Bạn đang có ý định mua một chú mèo Anh lông ngắn làm thú cưng và muốn tìm hiểu về các đặc điểm của mèo? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về giống mèo đáng yêu này.
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Mèo Kén Ăn

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Mèo Kén Ăn

Qua bài viết này, chúng tôi muốn giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục mèo kén ăn hiệu quả nhất nhé!
Triệt sản chó mèo, các vấn đề cần biết về triệt sản

Triệt sản chó mèo, các vấn đề cần biết về triệt sản

Triệt sản là làm gì? Tại sao phải triệt sản? Những lợi ích của việc triệt sản? Khi nào thì chó mèo nên triệt sản?
5 Cách chăm sóc thú cưng cơ bản mà ai cũng cần biết

5 Cách chăm sóc thú cưng cơ bản mà ai cũng cần biết

Chăm sóc thú cưng không phải là công việc dễ dàng đối với những chủ nuôi lần đầu. Ngoài việc cung cấp thức ăn đúng cách, bạn sẽ còn phải lo lắng về các vấn đề vệ sinh, sức khỏe
Tìm hiểu về vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó - tiêm ở đâu uy tín?

Tìm hiểu về vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó - tiêm ở đâu uy tín?

Vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó được rất nhiều cơ sở y tế khuyến nghị sử dụng từ sớm để hạn chế tối đa các bệnh lý phức tạp về sau. Vậy vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó có những tác dụng gì?
Lịch tiêm phòng 4 bệnh cho mèo và những lưu ý chủ nuôi cần biết

Lịch tiêm phòng 4 bệnh cho mèo và những lưu ý chủ nuôi cần biết

Tiêm phòng 4 nhóm bệnh nguy hiểm ở mèo là việc cần thực hiện sớm và đúng thời điểm để mang lại những hiệu quả dài lâu.
Chăm sóc chó mèo sau phẫu thuật thế nào để nhanh hồi phục?

Chăm sóc chó mèo sau phẫu thuật thế nào để nhanh hồi phục?

Phẫu thuật luôn mang đến những tổn thương lớn với cơ thể của vật nuôi. Chế độ chăm sóc sẽ đóng vai trò then chốt để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi bình thường.
Zalo
Hotline