CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

07/10/2023
Tin tức & sự kiện
Viêm phúc mạc ở mèo – bệnh Fip (Feline Imfectious Peritonitis) là bệnh lý nguy hiểm do virus Coronavirus gây ra. Loại virus này tồn tại ở 2 trạng thái là thể khô và thể ướt. Mèo bị mắc bệnh Fip thường có những triệu chứng sốt, nôn mửa, lờ đờ, tiêu chảy, kém ăn.

Một số bệnh thường gặp ở mèo.

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo (bệnh Fip)

Viêm phúc mạc ở mèo – bệnh Fip (Feline Imfectious Peritonitis) là bệnh lý nguy hiểm do virus Coronavirus gây ra. Loại virus này tồn tại ở 2 trạng thái là thể khô và thể ướt. Mèo bị mắc bệnh Fip thường có những triệu chứng sốt, nôn mửa, lờ đờ, tiêu chảy, kém ăn.

Chẩn đoán bệnh

  1. Chẩn đoán theo triệu chứng

Viêm phúc mạc ở mèo thể ướt:

  • Tích dịch ở xoang bụng, bụng phình to
  • Biếng ăn, sụt cân
  • Sốt nhẹ (khoảng 39,50C)
  • Khó thở, thở gấp, da nhợt nhạt hoặc vàng da

Viêm phúc mạc ở mèo thể khô:

  • Sốt nhẹ, sụt cân, kém ăn
  • Có thể bị vàng da, viêm mống mắt, tất cả hoặc 1 phần mống mắt có màu nâu
  • Sờ nắn bụng có thể thấy các hạch bạch huyết màng treo ruột sưng
  • Khoảng 25 – 35% có triệu chứng thần kinh: mất điều hòa, mất kiểm soát cơ, tiếp theo rung giật nhãn cầu, sau đó co giật
  1. Chẩn đoán theo triệu chứng lâm sàng
  • Biểu hiện nhẹ trên đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi
  • Một số khác có biểu hiện trên đường tiêu hóa như tiêu chảy mạn tính, thỉnh thoảng nôn, chán ăn, giảm cân, lông xơ xác
  1. Chẩn đoán phi lâm sàng
  • Có thể kiểm tra nhanh bằng Test Kit
  • Dựa vào kết quả sinh thiết mẫu ruột

Phòng bệnh

Tiêm vắc xin hàng năm theo lịch khuyến cáo.

Điều trị bệnh Fip

Bệnh viêm phúc mạc ở mèo không thể chữa khỏi mà chỉ có thể ngăn chặn kịp thời sự lây lan. Bạn ngăn chặn sự lây lan bằng cách vệ sinh sạch vị trí bài tiết và môi trường sống của con vật. Sau đó sử dụng thuốc sát trùng Antisep với liều 2-4ml/1L nước/ngày để tiêu diệt mầm bệnh.

Bệnh Fiv ở mèo

Fiv (Feline Imunodeficiency virus) là một bệnh lý xảy ra ở mèo. Đây là bệnh lý suy giảm miễn dịch virus truyền từ con vật mắc bệnh sang mèo. Những triệu chứng bệnh Fiv ở mèo như: mắc bệnh hô hấp, kém ăn, viêm nhiễm mãn tính.

Bệnh ghẻ ở mèo

Ghẻ ở mèo là một bệnh viêm da do nhiều loại bọ Demodex không thể nhìn thấy bằng mắt thường gây ra. Khi số lượng bọ Demodex trên nang lông quá mức sẽ gây rối loạn di truyền, mất lông (rụng lông), các tổn thương da, các vấn đề về hệ miễn dịch.

Những loại mèo Miến Điện và Xiêm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn mèo khác. Mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ phụ thuộc vào loại bọ ve ký sinh trên mèo.

Triệu chứng bệnh ghẻ

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Rụng lông quanh mí mắt, đầu, cổ và sườn
  • Có thể xuất hiện các tổn thương trên da, vảy, và các mảng da tróc

Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh ghẻ ở mèo do bọ demodex thì cần cạo da. Ngoài ra, những mẫu lông cũng có thể chẩn đoán được loại bọ gây bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu cũng là một cách chẩn đoán tình trạng bệnh xảy ra do nguyên nhân rối loạn trong hệ trao đổi chất của mèo.

Điều trị bệnh

Khoảng 90% bệnh ghẻ ở mèo do bọ demodex có khả năng tự khỏi. Nếu mèo bị ghẻ nặng toàn thân thì có thể sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng này.

Bạn cũng có thể sử dụng vôi – lưu huỳnh bôi lên vùng bị ghẻ để giảm các triệu chứng. Để điều trị bệnh tốt nhất thì nên đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mèo.

Biện pháp phòng ngừa

Những phương pháp phòng ngừa bệnh ghẻ cho mèo như:

  • Giữ cho mèo sạch sẽ, không làm khô da và luôn trong tình trạng sức khỏe tối ưu
  • Những con mèo bị ghẻ mãn tính toàn thân sẽ không được lai giống

Bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo gây ra do virus Felien Parvovirus.

Triệu chứng

Quá cấp: Mèo mắc bệnh thường có triệu chứng thân nhiệt hạ, đau vùng bụng, suy nhược cơ thể, thậm chí tử vong sau 24 giờ.

Cấp: Mèo sẽ bị sốt cao 400 trong 24h đầu, nằm bẹp, vô cảm, bẩn, bỏ ăn, không vận động, lông xù, niêm mạc trắng bệch.

Rối loạn tiêu hóa: Mèo có triệu chứng nôn ra mật có bọt, phân mùi thối, khát nước dữ dội, ỉa chảy nặng.

Thể ẩn tính: Thường gặp ở mèo trưởng thành với những triệu chứng giảm bạch cầu, sốt nhẹ.

Thể thần kinh: Thường gặp ở mèo con do mèo mẹ truyền nhiễm gây yếu ớt, mất khả năng điều hòa vận động, tỷ lệ sống thấp.

Chẩn đoán

Những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo bao gồm:

  • Dựa vào đặc điểm dịch tễ
  • Triệu chứng lâm sàng
  • Sốt li bì
  • Triệu chứng tiêu hóa, ỉa chảy, bạch cầu giảm rõ rệt

Điều trị

Áp dụng những cách trợ lực, trợ sức, mất chất điện giải, chống mất nước cho mèo. Bạn sử thêm những loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát như Kana im, Ampi hoặc iv 2 lần/ngày.

Cho mèo ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, số lượng ít một và bổ sung thuốc an thần như các vit B, B12,C.

Phòng ngừa

Phòng bệnh cho mèo bằng cách tiêm vacxin đa giá Leucoriglin giúp giảm bạch cầu và bệnh hô hấp do VIRUS gây ra. Tiêm lần đầu khi mèo được 8 tuổi và tiêm lại sau 4 tuần, mỗi năm tiêm một lần.

Bệnh dại ở mèo (Rabies)

Đây là căn bệnh viêm nhiễm virus lây truyền qua vết cắn của con vật nhiễm bệnh. Bệnh gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương khiến mèo sốt, hành động bất thường.

Ngoài ra mèo bị mắc bệnh còn có một số triệu chứng khác như:

  • Nhớt dãi chảy ra
  • Hay ngáp
  • Đồng tử mắt dãn ra
  • Giảm ăn và có chiếu hướng hung hãn
  • Vào giai đoạn cuối mèo thường bị tê liệt, suy hô hấp và dẫn đến tử vong

Nhiễm trùng đường hô hấp

Đây là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm xảy ra ở mèo với những triệu chứng mắt đỏ, kém ăn, đỏ mũi, sốt.

Bệnh Feline Panleukopenia (FP)

Đây là một bệnh sốt ho ở mèo khiến số lượng tế bào máu trắng giảm mạnh. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch khiến mèo suy yếu và mắc thêm nhiều bệnh khác.

Những triệu chứng khi bị mắc bệnh:

  • Tiêu chảy
  • Kém ăn
  • Nôn mửa

Bệnh Chlamydia ở mèo

Đây là bệnh lý rất phổ biến ở mèo gây viêm nhiễm mắt, viêm kết mạc, mù mắt. Những triệu chứng khi bị mắc bệnh như hắt hơi, chảy nước mũi, thở gấp sốt, ho, biếng ăn, viêm phổi, chảy nước mắt.

phòng khám thú y Vĩnh Lộc Vet hãy để chúng tôi chăm sóc thú cưng của bạn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Những lưu ý khi cho mèo ăn thức ăn hạt khô

Những lưu ý khi cho mèo ăn thức ăn hạt khô

Nhiều khi người chủ lại không có đủ kiến thức và hiểu biết về thức ăn khô, điều này có thể gây hậu quả xấu đối với sức khỏe của mèo. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lưu ý cũng như cách ăn phù hợp trong bài viết hôm nay nhé!
Cách lựa chọn thức ăn hạt cho mèo bạn cần lưu ý

Cách lựa chọn thức ăn hạt cho mèo bạn cần lưu ý

Bạn phải cẩn trọng trong việc lựa chọn thức ăn hạt tốt cho mèo con. Nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn thức ăn hạt cho mèo, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm nổi bật và tính cách của các giống mèo Anh lông ngắn

Đặc điểm nổi bật và tính cách của các giống mèo Anh lông ngắn

Bạn đang có ý định mua một chú mèo Anh lông ngắn làm thú cưng và muốn tìm hiểu về các đặc điểm của mèo? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về giống mèo đáng yêu này.
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Mèo Kén Ăn

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Mèo Kén Ăn

Qua bài viết này, chúng tôi muốn giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục mèo kén ăn hiệu quả nhất nhé!
Triệt sản chó mèo, các vấn đề cần biết về triệt sản

Triệt sản chó mèo, các vấn đề cần biết về triệt sản

Triệt sản là làm gì? Tại sao phải triệt sản? Những lợi ích của việc triệt sản? Khi nào thì chó mèo nên triệt sản?
5 Cách chăm sóc thú cưng cơ bản mà ai cũng cần biết

5 Cách chăm sóc thú cưng cơ bản mà ai cũng cần biết

Chăm sóc thú cưng không phải là công việc dễ dàng đối với những chủ nuôi lần đầu. Ngoài việc cung cấp thức ăn đúng cách, bạn sẽ còn phải lo lắng về các vấn đề vệ sinh, sức khỏe
Tìm hiểu về vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó - tiêm ở đâu uy tín?

Tìm hiểu về vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó - tiêm ở đâu uy tín?

Vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó được rất nhiều cơ sở y tế khuyến nghị sử dụng từ sớm để hạn chế tối đa các bệnh lý phức tạp về sau. Vậy vaccine tiêm phòng 7 bệnh cho chó có những tác dụng gì?
Lịch tiêm phòng 4 bệnh cho mèo và những lưu ý chủ nuôi cần biết

Lịch tiêm phòng 4 bệnh cho mèo và những lưu ý chủ nuôi cần biết

Tiêm phòng 4 nhóm bệnh nguy hiểm ở mèo là việc cần thực hiện sớm và đúng thời điểm để mang lại những hiệu quả dài lâu.
Chăm sóc chó mèo sau phẫu thuật thế nào để nhanh hồi phục?

Chăm sóc chó mèo sau phẫu thuật thế nào để nhanh hồi phục?

Phẫu thuật luôn mang đến những tổn thương lớn với cơ thể của vật nuôi. Chế độ chăm sóc sẽ đóng vai trò then chốt để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi bình thường.
 Có nên triệt sản cho mèo cái không? Vì sao?

Có nên triệt sản cho mèo cái không? Vì sao?

Triệt sản cho mèo đực đã quá phổ biến và là cách hiệu quả để tránh mèo bỏ nhà đi vào mùa sinh sản. Vậy với mèo cái thì sao? Liệu có nên triệt sản cho mèo cái không?
Zalo
Hotline