Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng
Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

Một số bệnh ký sinh trùng có thể mắc phải khi nuôi thú cưng

07/10/2023
Tin tức & sự kiện
Hãy đến ngay Phòng khám thú y Vĩnh Lộc VET để chăm sóc cho thú cưng của mình nhé! Hãy gọi chúng tôi để đặt lịch qua SĐT: 0906 224 595 (Zalo)

Hãy đến ngay Phòng khám thú y Vĩnh Lộc VET để chăm sóc cho thú cưng của mình nhé! Hãy gọi chúng tôi để đặt lịch qua SĐT: 0906 224 595 (Zalo)

 PHÒNG KHÁM THÚ Y VĨNH LỘC VET

 

Bệnh giun đũa chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati)

 

       Người là vật chủ ngẫu nhiên, do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo hoặc nuốt phải ấu trùng giun khi ăn thịt chó mèo chưa nấu chín.

 

       Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt,... gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị.

 

       Bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Một số bệnh nhân có biểu hiện gan to, sốt, có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực, đau bụng, khó tiêu, tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên. Trường hợp nặng, các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm, các hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú có thể xảy ra do sự di trú của ấu trùng giun toxocara, bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80-90%.

 

 PHÒNG KHÁM THÚ Y VĨNH LỘC VET

 

Bệnh nhiễm giun móc chó, mèo (Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense)

 

      Người bị nhiễm mầm bệnh thường do tiếp xúc với đất, cát ở ngoại cảnh của môi trường sống bị ô nhiễm phân chó, mèo có ấu trùng giai đoạn lây nhiễm được (larva filariform). Ấu trùng giun chui qua da, thường ở vùng da tay, da chân và di chuyển ở mô dưới da. Bệnh thường gặp ở những người làm vườn, trẻ em chơi nghịch đất cát, người đi chơi ngồi ở các bãi biển... Ấu trùng giun có thể tồn tại nhiều tuần, có khi kéo dài hàng tháng. Trong một số các trường hợp, ấu trùng giun có khả năng thoát ra thành mạch máu, lên phổi gây hội chứng Loeffler.

 

      Chẩn đoán xác định bệnh thường căn cứ vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ và dấu hiệu dị ứng toàn thân. Sinh thiết da cho thấy những u hạt chứa nhiều tế bào bạch cầu đa nhân ái toan, có thể gặp được ấu trùng nằm giữa u hạt. Xét nghiệm bạch cầu đa nhân ái toan trong máu có thể tăng nhưng không đều.

 

 PHÒNG KHÁM THÚ Y VĨNH LỘC VET

 

Bệnh nhiễm sán dải chó, mèo (Dipylidium caninum)

 

      Sán trưởng thành sống trong ruột non của chó, mèo. Đốt sán già theo phân hoặc bò qua hậu môn ra ngoài. Trứng được phóng thích khi đốt sán co bóp hoặc khi đốt sán bị tiêu nát. Trứng được phát tán ra môi trường hoặc bám vào lông hay ở quanh hậu môn chó. Các loài bọ chét như Ctenocephalides canis, Ct. felis, Pulex irritans nuốt vào ruột, phôi 6 móc sẽ phát triển thành nang ấu trùng có đuôi (cysticercoid). Trẻ em tình cờ nuốt bọ chét, nang ấu trùng có đuôi trưởng thành ở ruột non trong vòng 20 ngày.

 

      Trẻ em bị bệnh thường không có triệu chứng hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ. Khi nhiễm nhiều sán, trẻ mệt mỏi, nhức đầu, đau thượng vị, ngứa hậu môn, tiêu chảy, dị ứng. Chẩn đoán bệnh này dựa trên tìm thấy những đốt sán hay chùm trứng trong phân. Điều trị bằng Niclosamide và Praziquantel.

 

Trùng bào tử (Toxoplasma gondii): mèo là ký chủ chính và vĩnh viễn


       Ở thể nhẹ, bệnh nhân có có các triệu chứng sốt, nổi hạch và mệt mỏi, bệnh tự khỏi không cần điều trị. Khi bị nhiễm với số lượng lớn, ký sinh trùng tăng sinh mạnh, gây tổn thương hoại tử khu trú, tiếp theo đó, ký sinh trùng phát tán theo đường máu gây thể bệnh lan tỏa. Tổn thương thường gặp ở não, mắt, cũng có thể ở phổi, tim. Viêm não thường nặng, cuối cùng bệnh nhân hôn mê và tử vong. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà chọn lựa phương pháp chẩn đoán thích hợp: phân lập ký sinh trùng, giải phẫu bệnh lý, thử nghiệm bì, chụp CT não…

 

 PHÒNG KHÁM THÚ Y VĨNH LỘC VET

 

Bệnh do vi nấm ngoài da


    - Hắc lào (tinea ciroinata): chó, mèo bị bệnh hắc lào trên da, lây sang người do tiếp xúc trong khi vuốt ve hoặc chải lông cho chó hoặc mèo. Sang thương đầu tiên là sẩn đỏ, ngứa, lan rộng dần ra xung quanh vùng trung tâm lành tạo nên hình vòng. Những vết thương gần nhau khi lan rộng sẽ hòa vào nhau thành hình đa vòng.

 

    - Nấm má (tinea barbae): thường vết thương ở một bên (phải hay trái), đôi khi ở cằm. Bệnh nhiễm do hôn hít thú nuôi trong nhà có vi nấm trên lông (T. mentagrophytes, M.canis ở chó, mèo).

 

Bệnh do các loài ngoại ký sinh


    - Ve: gây hại cho người vì tạo nên vết thương chỗ ve cắn, gây liệt, truyền vi trùng, siêu vi trùng và rickettsia.

 

    - Bọ chét: là trung gian truyền bệnh dịch hạch. Cơ chế truyền bệnh của bọ chét là ụa máu có Pasteurella pestis trong khi đốt người.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và được đánh giá là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của chó
Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh Parvo có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như mất nước nghiêm trọng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng thứ phát và cuối cùng là tử vong.
Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Hiện nay trên thị trường có hai sản phẩm thuốc trị ve nổi cho mèo được bày bán ở hầu hết các đại lý thuốc thú y, phòng khám và petshop khắp cả nước là FRONTLINE PLUS FOR CAT và BROADLINE
Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Khác với bị chó cắn, ít người cho rằng mèo cào không thể lây truyền bệnh dại từ động vật sang người.
Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Khi muốn nuôi nhiều mèo trong cùng một nhà mà không để chúng đánh nhau, quá trình giới thiệu phải được thực hiện một cách từ từ và cẩn thận
 Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Việc tẩy giun cho chó con bắt đầu từ giai đoạn này, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì chó con có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm giun từ mẹ
Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Khi chó mèo rụng lông quá nhiều, điều quan trọng đầu tiên là xác định nguyên nhân cụ thể.
Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Mèo cần được ngủ 16-18 giờ/ngày và dành toàn bộ thời gian còn lại để tiêu hao chỗ năng lượng đã tích lũy được trong lúc ngủ.
Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu do vi rút ở mèo (GBC) là một bệnh lây truyền nguy hiểm trên mèo, do vi rút Feline Parvovirus (FPV).
Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi cún bị sốt, điều đầu tiên bạn cần làm đó là hãy bổ sung nước thường xuyên. Bạn có thể cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm
Zalo
Hotline