Mèo lông dài cần được chăm sóc lông như thế nào?

Mèo lông dài cần được chăm sóc lông như thế nào?

Mèo lông dài cần được chăm sóc lông như thế nào?

Mèo lông dài cần được chăm sóc lông như thế nào?

Mèo lông dài cần được chăm sóc lông như thế nào?
Mèo lông dài cần được chăm sóc lông như thế nào?

Mèo lông dài cần được chăm sóc lông như thế nào?

07/10/2023
Tin tức & sự kiện
Hãy đến ngay Phòng khám thú y Vĩnh Lộc VET để chăm sóc cho thú cưng của mình nhé! Hãy gọi chúng tôi để đặt lịch qua SĐT: 0906 224 595 (Zalo)

Hãy đến ngay Phòng khám thú y Vĩnh Lộc VET để chăm sóc cho thú cưng của mình nhé! Hãy gọi chúng tôi để đặt lịch qua SĐT: 0906 224 595 (Zalo)

Chải lông cho mèo 2 - 3 lần một tuần

 

      Mèo nổi tiếng với tính cách độc lập, các quàng thượng hoàn toàn có thể tự chăm sóc, chải chuốt bộ lông của mình. Tuy nhiên, việc chải cho mèo định kỳ sẽ giúp giảm tình trạng rụng lông trong nhà và tránh được căn bệnh búi lông trong dạ dày mèo, đặc biệt với những bạn mèo lông dài, các con sen lại càng phải “siêng” chải cho ẻm hơn.


      Khi chải lông cho mèo, sen hãy bắt đầu với chân và bụng và di chuyển lên mặt, sử dụng lược có răng rộng để loại bỏ bất kỳ mảnh vụn nào có thể bị vướng vào lông mèo của bạn và tách bất kỳ nút thắt nào. Một phần đuôi xuống giữa và nhẹ nhàng chải qua lông ở mỗi bên. Nếu lông bị rối, sen có thể tách ra bằng tay với sự trợ giúp của một ít bột hoạt thạch. Cuối cùng, chải qua lông bằng bàn chải dây hoặc bàn chải lông để loại bỏ lông yếu, lông già cho mèo.

 

 

Tần suất tắm cho mèo

 

      Mèo được biết đến nhờ sự sạch sẽ của nó, loài mèo luôn tự biết bảo vệ cơ thể của nó tránh những nơi ẩm ướt, nó là loài động vật không thích tắm. Có nhiều ý kiến phản đối không nên tắm cho mèo. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hoàn toàn đúng bởi môi trường hiện nay khá ô nhiễm và bản thân mèo cũng chỉ làm sạch được một phần nào đó trên cơ thể chứ cũng không thể làm sạch được toàn bộ và khử được mùi hôi. Vì vậy, việc tắm cho mèo lại rất cần thiết.


      Bạn có thể tắm cho mèo từ 1 – 2 lần/ tháng. Tùy thuộc vào mùa khí hậu, độ tuổi mà cân nhắc thời gian tắm cho mèo. Không nên tắm quá thường xuyên. Thời gian tốt nhất để tắm cho mèo vào khoảng 9h - 10h sáng là thời điểm tốt nhất.


      Sau khi tắm xong, sen nhớ thấm khô cho mèo. Khăn tắm có tác dụng hút nước và hạn chế tình trạng lông bị rối xù. Sau khi khi lau khô bớt nước thì sấy cho mèo ở tốc độ vừa phải tránh cho mèo bị hoảng sợ và tốc độ gió quá mạnh khiến lông bị rối.

 

 

Mua đúng loại dầu tắm cho mèo

 

      Lựa chọn đúng loại xà phòng cũng là cách để giúp lông mèo suôn mượt. Bạn có thể mua tại phòng khám thú y hoặc các cửa hàng chuyên bán đồ thú cưng. Hãy xem hướng dẫn sử dụng để đảm bảo nó phù hợp với mèo nhà bạn. Bạn có thể hòa xà phòng vào nước nếu cần. Dùng dầu gội của người không những có thể làm da mèo bị khô mà còn rất độc với mèo. Bạn cũng không nên dùng xà phòng dành cho chó để thay thế. Nếu không tìm được loại xà phòng phù hợp, tốt nhất bạn nên dùng nước thường.


Cân nhắc việc cạo, tỉa lông cho mèo


      Nếu lông mèo rối xù, bạn nên xem xét việc cạo, tỉa lông cho bé. Lông bù xù có thể gây bạc màu và sẹo trên da mèo. Sau đó, bạn cần lên lịch trình vệ sinh thường xuyên cho mèo. Lý do khác để cạo lông mèo bao gồm dị ứng, búi lông, hậu môn dính bẩn, và rụng lông nhiều. Trong những trường hợp này, bạn có thể giảm độ dày của lông bằng cách tỉa bớt đi. Lông mèo có tác dụng cách nhiệt vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Nếu cạo lông mèo quá nhiều, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng điều hòa nhiệt độ của chúng.


      Nhìn chung, bạn không nên cạo lông cho mèo nếu thật sự không cần thiết. Nếu là mèo lông dài, bạn có thể cân nhắc chải lông để giữ mát cho chúng thay vì cạo. Bạn cần chú ý mèo có tính hung hăng cao. Mèo già hoặc mèo bệnh có thể trở nên căng thẳng hoặc bị thương trong lúc cạo.

 

 

Chú ý chế độ dinh dưỡng

 

      Nên bổ sung các thực phẩm với protein chất lượng cao, có chứa dầu cá ngừ, cá hồi, Omega 3&6…. Đây là những dưỡng chất rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng lông mèo dài mềm mượt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và được đánh giá là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của chó
Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh Parvo có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như mất nước nghiêm trọng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng thứ phát và cuối cùng là tử vong.
Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Hiện nay trên thị trường có hai sản phẩm thuốc trị ve nổi cho mèo được bày bán ở hầu hết các đại lý thuốc thú y, phòng khám và petshop khắp cả nước là FRONTLINE PLUS FOR CAT và BROADLINE
Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Khác với bị chó cắn, ít người cho rằng mèo cào không thể lây truyền bệnh dại từ động vật sang người.
Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Khi muốn nuôi nhiều mèo trong cùng một nhà mà không để chúng đánh nhau, quá trình giới thiệu phải được thực hiện một cách từ từ và cẩn thận
 Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Việc tẩy giun cho chó con bắt đầu từ giai đoạn này, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì chó con có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm giun từ mẹ
Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Khi chó mèo rụng lông quá nhiều, điều quan trọng đầu tiên là xác định nguyên nhân cụ thể.
Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Mèo cần được ngủ 16-18 giờ/ngày và dành toàn bộ thời gian còn lại để tiêu hao chỗ năng lượng đã tích lũy được trong lúc ngủ.
Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu do vi rút ở mèo (GBC) là một bệnh lây truyền nguy hiểm trên mèo, do vi rút Feline Parvovirus (FPV).
Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi cún bị sốt, điều đầu tiên bạn cần làm đó là hãy bổ sung nước thường xuyên. Bạn có thể cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm
Zalo
Hotline