Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó
Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

25/03/2025
Tin tức & sự kiện
Việc tẩy giun cho chó con bắt đầu từ giai đoạn này, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì chó con có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm giun từ mẹ

Tẩy giun cho chó con

2-3 tuần tuổi:

     Việc tẩy giun cho chó con bắt đầu từ giai đoạn này, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì chó con có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm giun từ mẹ. Trong giai đoạn này, cần sử dụng thuốc chuyên dụng với liều lượng phù hợp, kết hợp với việc theo dõi kỹ phản ứng của chúng sau khi tẩy giun. Trước khi thực hiện, chủ nuôi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn.

4-12 tuần tuổi:

     Việc tẩy giun cần được thực hiện thường xuyên hơn để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn giun trong cơ thể chó con. Trong giai đoạn này, liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh theo cân nặng của chó. Đồng thời, lúc này việc tẩy giun nên được kết hợp với lịch tiêm phòng và các mũi vaccine cần thiết khác để bảo vệ toàn diện cho chó nhà bạn.

Trên 12 tuần tuổi:

     Lúc này, bạn có thể giãn khoảng cách tẩy giun dần, nhưng vẫn duy trì việc theo dõi sức khỏe của chó. Dựa trên môi trường sống và tình trạng của chó mà tần suất tẩy giun có thể khác nhau. Chủ nuôi rất cần tạo lịch tẩy giun để theo dõi và cho uống nhắc lại định kỳ để bảo vệ chó.

Tẩy giun cho chó trưởng thành

     Đối với chó trưởng thành, tần suất tẩy giun thường dao động từ 3-6 tháng một lần tùy thuộc vào môi trường sống và tình hình sức khoẻ. Cụ thể, những chú chó sống trong nhà thường tẩy giun 6 tháng một lần, trong khi chó được nuôi ở ngoài nên tẩy giun 3 tháng một lần. 

     Môi trường sống là yếu tố quan trọng bởi chó sống ngoài trời có nguy cơ nhiễm giun cao hơn khi chúng tiếp xúc với bên ngoài nhiều, giao lưu với những chú chó khác hay lăn lộn trong các bụi cỏ. Chế độ ăn cũng đóng vai trò đáng kể, chú chó nào thường ăn thức ăn sống sẽ có nguy cơ nhiễm giun/sán cao hơn. Cần lưu ý, khi chủ nuôi phát hiện các dấu hiệu nhiễm giun/sán, cần tiến hành tẩy giun/sán ngay.

Cách tẩy giun cho chó

Chọn loại thuốc tẩy giun:

  • Thuốc viên: Dễ bảo quản, dễ cho uống và có liều lượng chính xác.

  • Thuốc dạng siro: Thích hợp cho chó con hoặc chó không chịu uống uống viên.

  • Thuốc tiêm: Hiệu quả, nhưng khiến chó đau và cần được thực hiện bởi người có chuyên môn hay bác sĩ thú y.

Tiêu chí chọn thuốc:

  • Có tác dụng tốt, nếu được có thể diệt được nhiều loại giun cùng lúc.

  • Phù hợp với độ tuổi và cân nặng của chó.

  • Có ít tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng.

  • Có hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

  • Được sản xuất bởi các hãng uy tín, đã được kiểm định chất lượng.

Cách cho chó uống thuốc

     Trước tiên, bạn cần lựa chọn loại thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi và cân nặng của chó. Một số sản phẩm có thể không phù hợp cho chó con hoặc chó đang mang thai. Vì vậy bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Có thể cho chó uống bằng 2 cách sau:

  • Trộn với thức ăn: Bạn nghiền nhỏ thuốc thành bột mịn, trộn với một lượng nhỏ thức ăn ưa thích của chó để chó dễ dàng ăn hết. 

  • Đặt trực tiếp vào miệng chó: Nhiều chú chó không thích uống thuốc, bạn cần giữ chúng trong tư thế thoải mái và an toàn, mở miệng chó nhẹ nhàng, đặt thuốc vào sâu trong miệng phía sau lưỡi, khép miệng, xoa vuốt cổ theo chiều dọc từ trên xuống để kích thích nuốt, cho chó uống nước để thuốc trôi xuống.

Lưu ý sau khi tẩy giun

     Sau khi tẩy giun, bạn cần quan sát chú chó của mình kỹ lưỡng. Hãy chú ý các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy hay mệt mỏi. Một vài chú chó sẽ gặp phải tác dụng phụ của thuốc và biểu hiện như trên. Nhưng khi triệu chứng nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được hỗ trợ.

     Bạn cần chuẩn bị đủ nước sạch và thức ăn nhẹ bụng cho chó. Đồng thời vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, nhất là dọn phân thật sạch để tránh việc tái nhiễm. Đồ dùng, ổ nằm của chó cũng cần được giặt, khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Thấy động vật gặp nạn - báo cho SGT!”

“Thấy động vật gặp nạn - báo cho SGT!”

“Sài Gòn Time ơi, hiện có 1 bé chó bị thương nặng đang nằm trên đường Nơ Trang Long phường 12 quận Bình Thạnh, nhờ hội giúp đưa bé đi thú y sớm nha”. “Tầm 10h sáng hôm qua bé mèo nhà mình đi lạc quanh khu đường Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, nhờ hội giúp mình tìm lại em với”... - đó chỉ là hai trong số rất nhiều tin nhắn qua Messenger mà Nhóm Cứu hộ chó mèo Sài Gòn Time (SGT) nhận được hàng ngày.
NARWHAL - "CHÓ CON KỲ LÂN" VỚI CÁI ĐUÔI MỌC RA TỪ TRÁN

NARWHAL - "CHÓ CON KỲ LÂN" VỚI CÁI ĐUÔI MỌC RA TỪ TRÁN

Chú chó con có tên là Narwhal the Little Magical Furry Unicorn, được tìm thấy bởi Mac's Mission, một tổ chức cứu hộ động vật ở Missouri.
CON BÊ CÓ CHÂN THỨ 5 MỌC TRÊN... ĐẦU VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

CON BÊ CÓ CHÂN THỨ 5 MỌC TRÊN... ĐẦU VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

Cách đây khoảng 2 tuần, trong một lần tình cờ đến hội chợ đấu giá vật nuôi ở Louisiana, anh Matt Alexander (38 tuổi) vô tình chú ý đến một con bê Angus đứng một mình trong góc gian hàng nhỏ. Con bê này dường như bị ghẻ lạnh bởi ngoại hình kỳ lạ: nó có đến 5 cái chân, trong đó chân thứ 5 "mọc" trên đầu.
CÁCH DÙNG THUỐC THÚ Y ĐÚNG CÁCH TRONG CHĂN NUÔI

CÁCH DÙNG THUỐC THÚ Y ĐÚNG CÁCH TRONG CHĂN NUÔI

Sử dụng không đúng liều lượng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi sẽ dẫn đến khả năng tồn dư hóa chất trong thực phẩm. Lượng tồn dư này khó loại bỏ trong quá trình chế biến, bảo quản, nếu tích tụ sau một thời gian sử dụng có thể gây ra những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, chức năng sinh sản, giới tính, gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, làm biến dạng triệu chứng bệnh lý, gây dị ứng, nhiễm độc gan, thận, thần kinh thính giác, xương... thậm chí gây ung thư và các bệnh nan y khác.
HÀ NỘI: CHÓ NHÀ BÀ NGOẠI CẮN RÁCH MẶT, TAY BÉ TRAI DỊP NGHỈ LỄ

HÀ NỘI: CHÓ NHÀ BÀ NGOẠI CẮN RÁCH MẶT, TAY BÉ TRAI DỊP NGHỈ LỄ

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, cách thời điểm vào viện 5 giờ, cháu H. bị tai nạn chó cắn vào vùng mặt và cánh tay phải, đã được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong tình trạng tỉnh, không sốt, da, niêm mạc hồng.
BỊ CHÓ DẠI CẮN, BÉ 12 TUỔI TỬ VONG TRƯỚC THỀM NĂM HỌC MỚI

BỊ CHÓ DẠI CẮN, BÉ 12 TUỔI TỬ VONG TRƯỚC THỀM NĂM HỌC MỚI

Ngày 4/9, ông Lương Đại Thắng - Chủ tịch UBND xã Yến Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa có một học sinh 12 tuổi tử vong, nguyên nhân do bị chó dại cắn nhưng không tiêm phòng. Theo ông Thắng, cách đây 2 tháng, cháu Lương Thái S. (SN 2007, trú tại bản Xiềng Nứa, xã Yên Na) đi chơi bị chó cắn. Nghĩ chó cắn là chuyện bình thường, cháu S. không nói với bố mẹ.
HOẢNG HỒN PHÁT HIỆN 32 CON VỊT CAO SU TRONG BỤNG CHÓ CƯNG

HOẢNG HỒN PHÁT HIỆN 32 CON VỊT CAO SU TRONG BỤNG CHÓ CƯNG

Một bác sĩ thú y ở TP Pattaya, Thái Lan gần đây đã chia sẻ trường hợp cảnh báo về một con chó bulgie giống Mỹ đã nuốt không dưới 38 con vịt cao su, và phải phẫu thuật để moi chúng ra, trang Oddity Central đưa tin. Cô Nong Aom, sống ở Pattaya, đã mua một hộp 50 con vịt cao su màu vàng làm đồ trang trí cho một bể bơi. Tuy nhiên, cô không biết rằng hầu hết chúng sẽ nằm trong bụng của con chó Davel, một con chó bulgie hai tuổi của cô.
Zalo
Hotline