Những lưu ý cần biết khi đi khám thú y

Những lưu ý cần biết khi đi khám thú y

Những lưu ý cần biết khi đi khám thú y

Những lưu ý cần biết khi đi khám thú y

Những lưu ý cần biết khi đi khám thú y
Những lưu ý cần biết khi đi khám thú y

Những lưu ý cần biết khi đi khám thú y

12/12/2023
Tin tức & sự kiện
Đầu tiên, hãy đảm bảo vệ sinh cho thú cưng của bạn trước khi đến phòng khám. Hãy làm sạch và chăm sóc cho thú cưng trước khi đưa nó đi khám. Ngoài ra, hãy đặt lịch hẹn với một phòng khám thú y đáng tin cậy.

 

Lưu ý trước khi đưa thú cưng đi khám

 

     Hãy quan sát và theo dõi các biểu hiện của bé trước khi đưa đến thú y. Đồng thời lựa chọn và tìm hiểu phòng khám uy tín, có tâm.

 

     Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, chúng tôi thành thật khuyên bạn không nên mang bé đi khám ngay. Đa phần chủ mới nuôi sẽ không có kinh nghiệm, lại gặp phải các phòng khám làm tiền, làm trầm trọng hóa bệnh lý, thậm chí chữa lợn lành thành lợn què. Hoặc không may bị nhiễm bệnh truyền nhiễm tại phòng khám.  

 

 

Dưới đây là một số ví dụ:

 

 –  Nấm, tiêu chảy nhẹ và bỏ ăn là các bệnh lý cực kỳ phổ biến. Ai nuôi thú cưng chắc chắn cũng sẽ gặp phải 1 lần. 

 –  Với bệnh nấm da, cách chữa đơn giản nhất là bôi cồn đỏ 2-3 lần/ ngày. Kiên trì bôi trong 3-4 tuần để triệt tiêu hoàn toàn nấm. Vì nấm rất dễ tái đi tái lại. Bôi loa chống liếm để chó mèo không liếm hết thuốc. Hàng tuần tắm cho bé bằng các sản phẩm chữa nấm chuyên dụng. 

 –  Với bệnh tiêu chảy nhẹ, trên mạng luôn có những bài viết hướng dẫn chi tiết cách chữa đơn giản, hiệu quả tại nhà.

 

     Và nếu bạn nhận thấy chó mèo bỏ ăn do tâm lý, thói quen hoặc do thời tiết thì không cần lo lắng. Cho ăn ít hơn mọi ngày và bổ sung thêm gel dinh dưỡng là được.  

 

     Trong trường hợp bệnh lý nhẹ mà bạn đã tự điều trị tại nhà mà không thuyên giảm. Hoặc các biểu hiện kéo dài lâu bạn cần đưa bé đi khám thú y. 

 

Lưu ý quan trọng

 

– Đừng quên quay chụp tình trạng của các bé. Điều này sẽ giúp các bác sĩ nắm rõ và thăm khám dễ hơn

– Mang theo sổ tiêm, một chiếc chăn nhỏ hoặc đệm và xịt sát khuẩn lành tính. Bàn khám bệnh của phòng khám thường rất trơn và lạnh lẽo. Một chiếc chăn hoặc đệm để giúp các bé thoải mái, đỡ sợ hãi hơn 

– Liệt kê list câu hỏi trước vì bạn rất dễ quên khi ở phòng khám

 

 

Lưu ý khi ở phòng khám

 

Tránh ôm chó mèo trên tay: Với các bé size nhỏ, không nên các bé ra khỏi lồng túi vận chuyển và bế trên tay. Vì đến nơi lạ lẫm, có nhiều mùi hương và người lạ, các bé rất dễ hoảng sợ. Không cẩn thận có thể xổng mất.

 

Không để bé tiếp xúc với thú cưng khác: Bé đang bị ốm nên sức đề kháng bị suy giảm. Chỉ cần tiếp xúc qua cũng có khả năng lây bệnh. Ngay cả khi bé nhà bạn khỏe mạnh, gặp các vấn đề như gãy chân, nuốt dị vật…thì bạn cũng không nên để bé tiếp xúc với chó mèo khác.

 

An ủi, trấn an chó, mèo cưng: Một số bé sẽ phải nằm chờ để theo dõi thêm. Trong trường hợp này, bạn hãy trấn an, vuốt ve để bé cún thư giãn, bớt lo lắng, sợ hãi. 

 

– Trường hợp bé phải ở lại phòng khám để điều trị, tấm chăn hoặc đệm bạn chuẩn bị trước sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu có thể, bạn hãy đến thăm bé hàng ngày – giúp bé an tâm, mạnh mẽ vượt qua bệnh tật.

 

Khử khuẩn toàn bộ trước khi về nhà: Ở phòng khám thường có cồn xịt sát khuẩn, bạn hãy xịt quanh tay, túi vận chuyển và vật dụng của bé. Sát khuẩn lông của bé bằng một số sản phẩm vệ sinh khử khuẩn lành tính.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré ở chó liệu có nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh Carré hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và được đánh giá là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của chó
Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của bệnh Parvo ở chó như thế nào?

Nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh Parvo có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như mất nước nghiêm trọng, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng thứ phát và cuối cùng là tử vong.
Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Bỏ túi phương pháp điều trị bọ chét, chấy, rận

Hiện nay trên thị trường có hai sản phẩm thuốc trị ve nổi cho mèo được bày bán ở hầu hết các đại lý thuốc thú y, phòng khám và petshop khắp cả nước là FRONTLINE PLUS FOR CAT và BROADLINE
Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Giảm nguy cơ mắc bệnh dại truyền từ mèo như thế nào?

Khác với bị chó cắn, ít người cho rằng mèo cào không thể lây truyền bệnh dại từ động vật sang người.
Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Làm sao để nuôi trên 2 mèo trong nhà không đánh nhau?

Khi muốn nuôi nhiều mèo trong cùng một nhà mà không để chúng đánh nhau, quá trình giới thiệu phải được thực hiện một cách từ từ và cẩn thận
 Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy giun cho chó

Việc tẩy giun cho chó con bắt đầu từ giai đoạn này, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì chó con có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm giun từ mẹ
Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Làm gì khi chó mèo rụng lông quá nhiều

Khi chó mèo rụng lông quá nhiều, điều quan trọng đầu tiên là xác định nguyên nhân cụ thể.
Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Nguyên nhân mèo thức đêm và các giải pháp

Mèo cần được ngủ 16-18 giờ/ngày và dành toàn bộ thời gian còn lại để tiêu hao chỗ năng lượng đã tích lũy được trong lúc ngủ.
Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Tìm hiểu về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu do vi rút ở mèo (GBC) là một bệnh lây truyền nguy hiểm trên mèo, do vi rút Feline Parvovirus (FPV).
Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi chó bị sốt, chủ nhân nên làm gì?

Khi cún bị sốt, điều đầu tiên bạn cần làm đó là hãy bổ sung nước thường xuyên. Bạn có thể cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm
Zalo
Hotline