Một số dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

Một số dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

Một số dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

Một số dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

Một số dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay
Một số dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

Một số dấu hiệu chó bị bệnh cần được đưa đi khám ngay

24/10/2023
Tin tức & sự kiện
Những dấu hiệu chó bị bệnh sau đây sẽ giúp bạn biết được khi nào cần đưa bé đi khám ngay

     Những dấu hiệu chó bị bệnh sau đây sẽ giúp bạn biết được khi nào cần đưa bé đi khám ngay. Bởi đôi khi việc phớt lờ một vài biểu hiện thông thường, cũng sẽ tạo cơ hội cho bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, chủ nuôi càng phải nắm rõ những dấu hiệu chó bị bệnh nặng. Mục đích là để kịp thời đưa bé đến gặp bác sĩ thú y giúp bé mau chóng hồi phục.

Cún có vết thương hở

     Nếu bạn chứng kiến một cuộc “ẩu đả” giữa các bé cún và có thương tích xảy ra. Bạn cần đưa các bé đến phòng khám thú y ngày. Bởi vết cắn của những chú chó có thể làm xây xác ngoài da hoặc tạo vết thương sâu. Đôi khi những vết rách ngoài da thoạt nhìn không mấy nghiêm trọng, nhưng tổn thương sau đó lại rất khó chữa. Bởi nếu chậm trễ trong việc vệ sinh và băng bó, vết thương sẽ rất dễ nhiễm trùng, hoại tử.

Cún bị chấn thương

     Khác với dấu hiệu chó bị bệnh thông thường, những chấn thương bên trong sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Vì thế, bạn cũng không thể dự đoán mức độ tổn thương mà các bé đang chịu. Nhưng nếu bạn bắt gặp chú cún của mình vừa cắn nhau với “đồng bọn”, bị té ngã từ trên cao, hoặc bị va quẹt xe. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên mau chóng mang bé đến gặp bác sĩ thú y.

     Bởi vì sau va đập, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết nội, hoặc tụ máu não. Hiện tượng này rất nguy hiểm vì có thể “giết” chết bé nhanh chóng sau đó. Một số chấn thương khác không thể nhìn thấy bằng mắt thường như thoát vị phổi, vỡ cơ hoành cũng rất nguy hiểm.

Cún bị khó thở

     Trong các dấu hiệu nhận biết bệnh ở chó, khó thở là biểu hiện cần bạn hành động ngay lập tức. Bởi những vấn đề liên quan đến đường hô hấp đều là mối đe dọa nguy hiểm tính mạng.

     Vậy nguyên nhân nào có thể làm bé cảm thấy khó thở?

- Phần lớn lý do khiến bé bị tắc nghẽn đường hô hấp có liên quan đến bệnh viêm phổi. Bệnh tim hoặc phản ứng dị ứng cũng làm đường thở của bé gặp vấn đề.

- Tình trạng ngạt thở, thở khó cũng xảy ra khi có dị vật mắc ở cổ họng. Trong lúc ăn uống, bé ăn quá vội cũng khiến cho thức ăn chắn ngang đường thở. Trường hợp này rất thường gặp ở những bé cún vừa tập ăn, háo hức với mọi thứ xung quanh.

- Nếu thực sự có dị vật trong cổ họng, bạn nên mang bé đến gặp bác sĩ thú y để chữa trị. Tuyệt đối không cố gắng dùng tay tự gấp ra để tránh trường hợp dị vật càng mắc sâu vào trong.

Biểu hiện về thần kinh

     Một số dấu hiệu chó bị bệnh liên quan đến thần kinh cần được cứu chữa ngay. Tiêu biểu như mất phương hướng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Thông thường, một bé cún khỏe mạnh sẽ luôn chạy quanh chân bạn, dễ bảo và gọi tới ngay. Nhưng khi cơ thể không khỏe, cún sẽ lười vận động thấy rõ. Thậm chí, bé không còn “nhiệt tình” khi nghe bạn gọi tên. Phản ứng của bé cũng không còn nhanh nhạy như mọi khi. Hoặc nếu thấy bé ngủ nhiều hơn ngày thường bạn cũng cần lưu ý tránh để bé rơi vào trạng thái hôn mê mà không hay biết.

Biểu hiện động kinh

     Chó bị động kinh là một trong các dấu hiệu của bệnh tai biến não ở chó. Theo đó, cún cưng sẽ có các triệu chứng như co giật, run rẩy, mất ý thức. Nghiêm trọng hơn, các bé còn có dấu hiệu quơ quào trong vô thức và mất kiểm soát tiểu tiện.

     Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm khởi phát cơn động kinh. Chẳng hạn như cún bị hạ đường huyết, hoặc cún bị u nội tiết. Tất cả những lý do gây động kinh ở trên đều là những căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm. Nên khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Vấn đề ở đường tiêu hóa

     Dấu hiệu chó bị bệnh tiêu hóa thường liên quan đến hiện tượng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Đây là vấn đề rất phổ biến, hầu như bé cún nào cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không mấy đáng ngại nếu xuất phát từ nguyên nhân bé ăn nhầm gì đó. Hay đơn giản là dạ dày của bé khó chịu và buộc phải “tống khứ” thức ăn ra ngoài trong 24 giờ.

     Tuy nhiên, nếu bé có thêm các biểu hiện lâm sàng như yếu ớt, suy nhược thì bạn cần lưu ý. Tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày thì nên đưa bé đi khám ngay. Bởi rất có khả năng bé đã mắc một số bệnh nguy hiểm như: Parvo, Corna, nhiễm giun, v.v…

     Có hai trường hợp cún bị nôn mửa hoặc tiêu chảy cần ngay lập tức đưa đến bệnh viện ngay. Thứ nhất, trong bãi nôn hoặc phân có lẫn máu. Thứ hai, bé cún có tiền sử mắc các bệnh mãn tính, nhất là bệnh tiểu đường.

Nghi ngờ cún cưng tiếp xúc với chất độc

     Chó là “người bạn” năng động, thích tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh. Thế nên nhiều chủ nuôi không tránh khỏi những pha “hú vía” khi cún cưng lỡ nghịch chất độc hại.

     Vì vậy, nếu bạn phát hiện thấy túi phân bón bị cún cưng cào rách. Hoặc một miếng mồi nhử chuột bị ăn mất, hay hóa chất trong nhà bị đổ tràn ra. Lúc này rất có khả năng cún cưng của bạn đã tiếp xúc với chất độc. Nếu nghi ngờ cún bị nhiễm độc, bạn hay mau chóng mang bé tới phòng khám thú y. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kích thích bé nôn mửa. Hoặc bạn chỉ cần theo dõi bé tại nhà nếu thứ mà bé đã tiếp xúc không đe dọa đến tính mạng.

Trướng bụng, đau bụng

     Bụng phình to, trướng và đau cũng là dấu hiệu chó bị bệnh cần được chữa trị sớm. Một số biểu hiện lâm sàng đi kèm có thể là nấc cụt, nôn, yếu sức, khó thở,...

     Hiện tượng đầy bụng có thể là do khí bị kẹt lại ở dạ dày, hoặc dạ dày bị xoắn. Trong một số trường hợp, trướng bụng còn là biểu hiện của tràn dịch ổ bụng. Mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ bệnh tim, xuất huyết nội do bệnh hoặc chấn thương. Với những trường hợp này, nếu bạn không đưa bé đến bệnh viện sớm, khả năng tử vong sẽ cao.

Biểu hiện hệ bài tiết của chó gặp vấn đề

     Đã nhiều ngày bạn chưa thấy cún cưng đi tiểu và bé đang có biểu hiện khó chịu. Khi bạn đưa tay sờ bụng bé, cảm nhận được khối tròn to và đang căng tức. Bé cún cũng có vẻ đau đớn và rên la nhiều.

     Lúc này, bạn cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi sự tắc nghẽn đường tiểu có thể “giết” chết chúng chỉ sau vài ngày. Hoặc nếu bạn phát hiện, nước tiểu của cún có lẫn máu thì đây cũng là vấn đề nghiêm trọng. Có thể, cún cưng của bạn đã mắc sỏi đường tiết niệu hoặc thậm chí là bệnh về thận.

Dấu hiệu cún sinh khó

     Sinh khó có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con. Nhưng làm sao biết được dấu hiệu chó khó sinh? Khác với những dấu hiệu chó bị bệnh, để nhận biết chó sinh khó bạn cần theo dõi bé trong tối đa 4 giờ từ lúc bé lên cơn đau đẻ. Hoặc khoảng cách giữa các lần sinh kéo dài quá 2 giờ vẫn chưa thấy có thêm bé nào. Lúc này, bạn cần gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức.

     Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có sẵn số điện thoại của bệnh viện, hoặc phòng khám thú y uy tín. Khi cún cưng gặp các vấn đề sức khỏe, bạn không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Đồng thời, cũng không nên chậm trễ trong việc khám chữa cho bé. Nếu gặp bất kỳ khó khăn, bạn hãy liên hệ ngay với Phòng khám Thú Y Vĩnh Lộc VET qua HOTLINE: 0906 224 595 - 0979 074 006 để được tư vấn kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Vĩnh Lộc Vet - Dịch vụ điều trị tiêm phòng chó mèo tại nhà

Vĩnh Lộc Vet - Dịch vụ điều trị tiêm phòng chó mèo tại nhà

Liên hệ ngay đến thú y Vĩnh Lộc Vet qua số hotline: 0906 224 595 nếu khách hàng muốn tư vấn và tiêm phòng chó mèo ngay nhé.
Bệnh care là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh care ở chó nuôi

Bệnh care là gì? Những điều bạn cần biết về bệnh care ở chó nuôi

Để biết thêm chi tiết về liệu trình chữa trị bệnh care ở chó, quý khách vui lòng liên hệ với phòng khám qua số điện thoại: 0906 224 595 để được tư vấn sớm nhất.
Xét nghiệm tổng quát sinh lý, sinh hoá

Xét nghiệm tổng quát sinh lý, sinh hoá

Thông thường chỉ khi thú cưng bị mắc bệnh thì chủ nuôi mới đem thú cưng đi xét nghiệm, đối với xét nghiệm sinh hoá hiện nay vẫn đang còn lạ lẫm.
DỊCH VỤ CHĂM SÓC THÚ CƯNG TẠI NHÀ TPHCM

DỊCH VỤ CHĂM SÓC THÚ CƯNG TẠI NHÀ TPHCM

Hiện nay nhiều người vì guồng quay của công việc, của cuộc sống và đôi lúc không có thời gian để chăm sóc cho những thú cưng của mình hoặc đưa chúng đến các trung tâm, bệnh viên thú y để sử dụng dịch vụ chăm sóc cho thú cưng tại đây.
BI HÀI SỰ CỐ NGHỀ NGHIỆP KHI BÁC SĨ CHỮA BỆNH CHO THÚ CƯNG

BI HÀI SỰ CỐ NGHỀ NGHIỆP KHI BÁC SĨ CHỮA BỆNH CHO THÚ CƯNG

5 năm cắp vali đồ nghề khắp các ngõ hẻm đi chữa cho chó mèo, bác sĩ thú y Trần Văn Bình (Hà Nam) gặp những ca ấn tượng mãi, không phải vì chó, mà vì chủ của chúng.
CUỐI NĂM BỎ TIỀN TRIỆU THUÊ GỬI CHÓ MÈO

CUỐI NĂM BỎ TIỀN TRIỆU THUÊ GỬI CHÓ MÈO

Giá dịch vụ giữ thú cưng (chó, mèo) để chủ nhân khỏi bận tâm vào dịp Tết ở TP HCM hiện tăng gấp đôi so với ngày thường và phải đặt trước từ nhiều tháng qua để giữ chỗ.
BÁC SĨ THÚ Y GIẤU HEROIN TRONG BỤNG CHÓ CON

BÁC SĨ THÚ Y GIẤU HEROIN TRONG BỤNG CHÓ CON

Andres giúp kẻ buôn heroin qua mặt cảnh sát Mỹ bằng việc đưa các túi dạng lỏng nặng chừng 0,45 kg vào bụng các con vật. Đặt chân tới Tây Ban Nha vào năm 2005, người đàn ông có quốc tịch Venezuela Andres Lopez Elorez sống cuộc sống bình lặng tại ngôi làng Los Nogales suốt 8 năm. Ông hành nghề bác sĩ thú y cho hai công ty và thường xuyên được cấp trên khen ngợi.  Tất cả đột ngột thay đổi khi năm 2013 Andres bị cảnh sát Tây Ban Nha bắt. Vợ con và hàng xóm lúc này mới được biết tới quá khứ dính líu tới hoạt động buôn ma túy ở Mỹ của Andres.
Zalo
Hotline