MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM
MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

07/10/2023
Tin tức & sự kiện
Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì nghi ngờ bệnh tiết niệu. Nước tiểu có chức năng chính yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Đặc biệt, nước tiểu bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, chó mèo đực có xương dương vật, nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Trong trường hợp sỏi niệu, xương dương vật gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.

Chó, mèo thường dễ mắc bệnh đường tiết niệu, trong đó, viêm thận và sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh tiết niệu có nhiều triệu chứng khác nhau nên chủ nuôi khó phát hiện.

Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì nghi ngờ bệnh tiết niệu. Nước tiểu có chức năng chính yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Đặc biệt, nước tiểu bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, chó mèo đực có xương dương vật, nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Trong trường hợp sỏi niệu, xương dương vật gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.

 

Các dạng bệnh trên thận gồm suy thận cấp và suy thận mãn.

 

1.Suy thận cấp

 

Triệu chứng: Con vật thể hiện các triệu chứng như: vô niệu, nôn ói, chán ăn, mất nước, hạ thân nhiệt.

 

Chẩn đoán: Qua kiểm tra lâm sàng. Về sinh học cần làm các xét nghiệm: Nước tiểu, Creatinine, Ion đồ (K ,Na , HCO ,Cl), Huyết học (NF , Hématocrite).

 

Điều trị: Cách điều trị và mức độ khó khăn tùy thuộc vào tình trạng thận:

 

 - Nếu có sạn: trích sạn hay giải phẫu lấy sạn.

 

- Phục hồi thể tích tuần hoàn, tiêm truyền dung dịch bổ dưỡng tương tự huyết tương (có thể dùng Vimelyte IV) hay muối (NaCl 0,9 %) hoặc truyền máu.

 

- Giữ ấm cho thú: Sưởi ấm, ủ ấm, xông bằng đèn hoặc tiêm thuốc (truyền Glucose ưu trương 10%, 30 %, Depancy, Calcium sandoz, Vime - Liptyl, Vime - Canlamin, …)

 

- Liệu pháp kháng sinh.

 

- Cân bằng thận hàng ngày.

 

- Đoán chừng các biến chứng để phòng ngừa.

 

* Phân đoạn các khiếm khuyết đột nhiên và bất ngờ chức năng thận để có biện pháp xử lí: Nếu viêm thận cấp trên thận: vấn đề mạch. Nếu viêm thận cấp tại thận: do bị phá hỏng cơ quan (chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc). Nếu viêm thận cấp sau thận: do tắc nghẽn niệu đạo, ngăn trở dòng chảy nước tiểu (thí dụ sạn).

 

2.Suy thận mãn: Là sự giảm bớt một cách đáng kể chức năng thận, đánh dấu bằng sự phá hủy hay các tổn thương ảnh hưởng đến các đơn vị thận, 70 % mô thận liên quan. Chẩn đoán - Xét nghiệm cần thiết : Huyết học và sinh hóa học; sinh thiết. - Kiểm tra huyết áp: thấy tăng huyết áp.

 

Triệu chứng: Vô cảm. Các triệu chứng đường tiêu hóa (chán ăn, ói, tiêu chảy). Uống nhiều, tiểu nhiều (bình thường lượng nước uống trung bình của chó là 60 ml/kg thể trọng/ngày). Rối loạn thần kinh.

 

Điều trị:

 

- Dùng thuốc điều trị chức năng và triệu chứng:

 

+ Bảo vệ dạ dày: Tagamet,10 mg/kg/ngày.

 

+ Chống sự tăng huyết áp: IECA (dùng Fortekor).

 

+ Chống thiếu máu: Érythropoïétine.

 

 - Test kiểm tra Urê – Creatinine: 1 lần/tuần, nếu ổn định hơn 1 lần/2 tuần, nếu tiếp tục ổn định: 1 lần/tháng

 

- Chú ý cân bằng dinh dưỡng:

 

+ Cung cấp năng lượng bình thường : 70 kcal/kg/ngày

 

+ Vitamin B & D cần thiết (nhất là D3)

 

+ Chỉ định thức ăn

 

3.Sạn tiết niệu: Những yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi: Tùy thuộc vào loại sỏi và loài vật mắc bệnh, có những yếu tố liên quan : Độ acid của nước tiểu (dựa vào độ pH): sỏi khoáng được hình thành trong nước tiểu có độ pH kiềm. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này. Bình thường, nước tiểu của chó, mèo có tính acid (pH<7), có một số thức ăn làm cho nước tiểu trở nên kiềm và như thế tạo cơ hội thuận lợi cho việc hình thành sỏi khoáng. Nếu con vật uống ít nước, nước tiểu sẽ đặc hơn và các khoáng chất trong nước tiểu sẽ dễ kết dính hơn, nên việc cho chó, mèo uống nước (nhằm pha loãng nước tiểu) là một trong những yếu tố quan trọng. Nước tiểu bình thường vô trùng, khi nhiễm trùng, các vi khuẩn hiện diện sẽ làm tăng pH nước tiểu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi khoáng.

 

Sạn tiết niệu thường gặp trên chó hơn mèo. Với cách sản xuất thức ăn theo kiểu công nghiệp bằng cách nghiền bột xương sẽ tạo rất nhiều khoáng, do đó cần xem kỹ thành phần khi chọn thức ăn cho chó, mèo. Thành phần phụ phẩm lò giết mổ càng nhiều thì xương càng nhiều. Hai loại chó, mèo dễ bị sạn tiết niệu là: (1) Mèo đực thiến (giống nào cũng có thể bị). (2) Chó đực ít vận động, được ôm, ẵm suốt ngày. Giống dễ bị bệnh: Cocker, Dalmatian.

 

Vị trí sỏi: Cần biết sạn ở đâu để có tiên lượng trong quá trình điều trị:

 

- Tại thận

 

- Dưới thận:

 

+ Sạn bàng quang: Đặt ống thông tiểu, ống thông đi dễ dàng: dùng tay ép bàng quang cho nước tiểu và sạn bùn ra ngoài.

 

+ Sạn ống thoát tiểu: Ống thông đi khó khăn; thử bằng cách dùng syring gắn với ống thông, bơm nước vào trong, làm sạn bị đẩy trở lại bàng quang; sau đó thông tiểu lại như trên.

 

Chẩn đoán:

 

- Lâm sàng: Chó: Đi tiểu thường, tiểu lắt nhắt, nước tiểu có máu. Mèo: Tiểu ít, nhưng đau, hay kêu la.

 

- X- quang

 

- Xét nghiệm sinh hóa (IRC)

 

- Sạn: cần xét nghiệm nước tiểu để biết thành phần và loại sạn gì. Có 5 loại sạn:

 

+ pH nước tiểu > 6: sạn Uric, Cystinic

 

+ pH = 6-7: sạn Oxalic, Phosphacalcic

 

+ pH > 7 : Phospho Amoniac Magne (chắc chắn)

 

* Một số trường hợp pH< 6 vẫn bị sạn thì phải kết hợp với X-quang, siêu âm để chẩn đoán.

 

* Một số thuốc làm hạ pH, nếu kiểm tra pH < 6 nghi ngờ bị sạn, cần phân tích sạn.

 

* Tác động khác: thức ăn, thuốc làm tan sạn.

 

Điều trị 

 

(1) Giảm đau : Hoạt chất Phoroglucinol: Spasfon: 1 viên/10 kg  hoặc          - Spasmoglucinol (Cty Vetoquinol)

 

(2) Chú ý thận: Thận bệnh nghĩa là tiên lượng nặng (do bệnh lâu ngày)

 

(3) Uống nước: Làm cho thú uống nước để nước đến thận nhiều, giúp khả năng đẩy sạn ra ngoài cao. Thêm muối vào nước uống và thức ăn để chó uống nhiều nước (đối với sạn Uric, Oxalic, Que thử nước tiểu Cystinic, còn sạn Phospho Ammoniac Magne và Phosphocalcic không dùng cách này).

 

(4) Làm vô trùng đường tiểu: vì có sạn nên sẽ có nhiều biểu mô, vi khuẩn, nước tiểu, sạn,… Dùng kháng sinh tác dụng kéo dài nhiều ngày (ít nhất 20 ngày): Amoxi 15 % LA.

 

(5) Kiểm tra pH nước tiểu

 

(6) Thức ăn: Không cho ăn lòng gia súc (gan, thận, huyết), xương. Giảm protein. Không cho ăn rau, cải (trừ cà rốt) vì có nhiều Oxalate. Không cho ăn lúa: vì làm kết tụ calci.

 

(7) Thuốc trị sạn: Sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy loại sạn:

 

- Sạn Uric: Allopurinol (Zyloric ) uống 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ ngày, trong 1 tháng).

 

- Sạn Cystiric: Trolovol : 25 mg/kg/ngày, 3-4 tuần.  Kết hợp Phosphalugel do làm tăng độ acid dạ dày.

 

- Sạn Phospho-Ammoniac- Magne: Otruvite. Không có thuốc trị sạn, giải pháp là giảm protein thức ăn, giảm P, giảm Mg.         

 

- Sạn Oxalic, Phosphacalcic: Chú ý không cho ăn khẩu phần có quá nhiều Ca.

 

+ Esidrese: 1 mg/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng

 

+ Alcafor: 1 ml/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng

 

* Khi điều trị phải theo dõi chức năng thận: nếu chức năng thận yếu thì không điều trị,  nếu thể trạng yếu thì điều trị không hiệu quả.

 

(8) Phẫu thuật lấy sạn: Khi giải phẫu phải chú ý điều kiện vô trùng, thể trạng chó. Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi gây mê, mở ổ bụng phần thấp, đưa bàng quang ra ngoài đặt lên vải gạc ướt, nhỏ nước sinh lý thường xuyên, tránh khô. Chọc lấy nước tiểu, không để nước tiểu chảy vào ổ bụng (nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc urê). Cắt bờ trên, không cắt bờ dưới. Hứng bàng quang trên vải gạc để tránh sạn bùn rơi vào ổ bụng, lấy hết sạn, không để sót. May bàng quang 2 đường: 1 đường tạm trước, dùng vải gạc kiểm tra xem đã khép chưa, may đường 2; Xong đưa bàng quang vào ổ bụng, đóng bụng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Thấy động vật gặp nạn - báo cho SGT!”

“Thấy động vật gặp nạn - báo cho SGT!”

“Sài Gòn Time ơi, hiện có 1 bé chó bị thương nặng đang nằm trên đường Nơ Trang Long phường 12 quận Bình Thạnh, nhờ hội giúp đưa bé đi thú y sớm nha”. “Tầm 10h sáng hôm qua bé mèo nhà mình đi lạc quanh khu đường Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, nhờ hội giúp mình tìm lại em với”... - đó chỉ là hai trong số rất nhiều tin nhắn qua Messenger mà Nhóm Cứu hộ chó mèo Sài Gòn Time (SGT) nhận được hàng ngày.
NARWHAL - "CHÓ CON KỲ LÂN" VỚI CÁI ĐUÔI MỌC RA TỪ TRÁN

NARWHAL - "CHÓ CON KỲ LÂN" VỚI CÁI ĐUÔI MỌC RA TỪ TRÁN

Chú chó con có tên là Narwhal the Little Magical Furry Unicorn, được tìm thấy bởi Mac's Mission, một tổ chức cứu hộ động vật ở Missouri.
CON BÊ CÓ CHÂN THỨ 5 MỌC TRÊN... ĐẦU VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

CON BÊ CÓ CHÂN THỨ 5 MỌC TRÊN... ĐẦU VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU

Cách đây khoảng 2 tuần, trong một lần tình cờ đến hội chợ đấu giá vật nuôi ở Louisiana, anh Matt Alexander (38 tuổi) vô tình chú ý đến một con bê Angus đứng một mình trong góc gian hàng nhỏ. Con bê này dường như bị ghẻ lạnh bởi ngoại hình kỳ lạ: nó có đến 5 cái chân, trong đó chân thứ 5 "mọc" trên đầu.
CÁCH DÙNG THUỐC THÚ Y ĐÚNG CÁCH TRONG CHĂN NUÔI

CÁCH DÙNG THUỐC THÚ Y ĐÚNG CÁCH TRONG CHĂN NUÔI

Sử dụng không đúng liều lượng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi sẽ dẫn đến khả năng tồn dư hóa chất trong thực phẩm. Lượng tồn dư này khó loại bỏ trong quá trình chế biến, bảo quản, nếu tích tụ sau một thời gian sử dụng có thể gây ra những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch, chức năng sinh sản, giới tính, gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, làm biến dạng triệu chứng bệnh lý, gây dị ứng, nhiễm độc gan, thận, thần kinh thính giác, xương... thậm chí gây ung thư và các bệnh nan y khác.
HÀ NỘI: CHÓ NHÀ BÀ NGOẠI CẮN RÁCH MẶT, TAY BÉ TRAI DỊP NGHỈ LỄ

HÀ NỘI: CHÓ NHÀ BÀ NGOẠI CẮN RÁCH MẶT, TAY BÉ TRAI DỊP NGHỈ LỄ

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, cách thời điểm vào viện 5 giờ, cháu H. bị tai nạn chó cắn vào vùng mặt và cánh tay phải, đã được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong tình trạng tỉnh, không sốt, da, niêm mạc hồng.
BỊ CHÓ DẠI CẮN, BÉ 12 TUỔI TỬ VONG TRƯỚC THỀM NĂM HỌC MỚI

BỊ CHÓ DẠI CẮN, BÉ 12 TUỔI TỬ VONG TRƯỚC THỀM NĂM HỌC MỚI

Ngày 4/9, ông Lương Đại Thắng - Chủ tịch UBND xã Yến Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa có một học sinh 12 tuổi tử vong, nguyên nhân do bị chó dại cắn nhưng không tiêm phòng. Theo ông Thắng, cách đây 2 tháng, cháu Lương Thái S. (SN 2007, trú tại bản Xiềng Nứa, xã Yên Na) đi chơi bị chó cắn. Nghĩ chó cắn là chuyện bình thường, cháu S. không nói với bố mẹ.
HOẢNG HỒN PHÁT HIỆN 32 CON VỊT CAO SU TRONG BỤNG CHÓ CƯNG

HOẢNG HỒN PHÁT HIỆN 32 CON VỊT CAO SU TRONG BỤNG CHÓ CƯNG

Một bác sĩ thú y ở TP Pattaya, Thái Lan gần đây đã chia sẻ trường hợp cảnh báo về một con chó bulgie giống Mỹ đã nuốt không dưới 38 con vịt cao su, và phải phẫu thuật để moi chúng ra, trang Oddity Central đưa tin. Cô Nong Aom, sống ở Pattaya, đã mua một hộp 50 con vịt cao su màu vàng làm đồ trang trí cho một bể bơi. Tuy nhiên, cô không biết rằng hầu hết chúng sẽ nằm trong bụng của con chó Davel, một con chó bulgie hai tuổi của cô.
Zalo
Hotline