MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM
MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

MỔ SỎI BÀNG QUANG TẠI PHÒNG KHÁM

07/10/2023
Tin tức & sự kiện
Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì nghi ngờ bệnh tiết niệu. Nước tiểu có chức năng chính yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Đặc biệt, nước tiểu bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, chó mèo đực có xương dương vật, nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Trong trường hợp sỏi niệu, xương dương vật gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.

Chó, mèo thường dễ mắc bệnh đường tiết niệu, trong đó, viêm thận và sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh tiết niệu có nhiều triệu chứng khác nhau nên chủ nuôi khó phát hiện.

Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như đi tiểu lâu, có những bãi nước tiểu rải rác, tiểu rắt, mèo thường liếm vùng sinh dục lâu,… do con vật thấy khó chịu và đau rát thì nghi ngờ bệnh tiết niệu. Nước tiểu có chức năng chính yếu trong việc loại thải các chất cặn bã của cơ thể và độc chất tích tụ trong máu. Đặc biệt, nước tiểu bài xuất urê và có vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể bằng cách điều hòa lượng nước tiểu và các chất khoáng được bài thải ra. Nước tiểu hình thành trong thận, trải qua sự lọc máu ở các đơn vị thận, nước tiểu tiếp tục đi qua ống dẫn tiểu đến bàng quang là nơi được lưu trữ, sau đó được tống ra ngoài qua niệu đạo. Khác với con người, chó mèo đực có xương dương vật, nên niệu đạo và nước tiểu phải đi qua xoang của xương này. Trong trường hợp sỏi niệu, xương dương vật gây cản trở việc loại thải sỏi và là điểm tắc nghẽn thường xuyên.

 

Các dạng bệnh trên thận gồm suy thận cấp và suy thận mãn.

 

1.Suy thận cấp

 

Triệu chứng: Con vật thể hiện các triệu chứng như: vô niệu, nôn ói, chán ăn, mất nước, hạ thân nhiệt.

 

Chẩn đoán: Qua kiểm tra lâm sàng. Về sinh học cần làm các xét nghiệm: Nước tiểu, Creatinine, Ion đồ (K ,Na , HCO ,Cl), Huyết học (NF , Hématocrite).

 

Điều trị: Cách điều trị và mức độ khó khăn tùy thuộc vào tình trạng thận:

 

 - Nếu có sạn: trích sạn hay giải phẫu lấy sạn.

 

- Phục hồi thể tích tuần hoàn, tiêm truyền dung dịch bổ dưỡng tương tự huyết tương (có thể dùng Vimelyte IV) hay muối (NaCl 0,9 %) hoặc truyền máu.

 

- Giữ ấm cho thú: Sưởi ấm, ủ ấm, xông bằng đèn hoặc tiêm thuốc (truyền Glucose ưu trương 10%, 30 %, Depancy, Calcium sandoz, Vime - Liptyl, Vime - Canlamin, …)

 

- Liệu pháp kháng sinh.

 

- Cân bằng thận hàng ngày.

 

- Đoán chừng các biến chứng để phòng ngừa.

 

* Phân đoạn các khiếm khuyết đột nhiên và bất ngờ chức năng thận để có biện pháp xử lí: Nếu viêm thận cấp trên thận: vấn đề mạch. Nếu viêm thận cấp tại thận: do bị phá hỏng cơ quan (chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc). Nếu viêm thận cấp sau thận: do tắc nghẽn niệu đạo, ngăn trở dòng chảy nước tiểu (thí dụ sạn).

 

2.Suy thận mãn: Là sự giảm bớt một cách đáng kể chức năng thận, đánh dấu bằng sự phá hủy hay các tổn thương ảnh hưởng đến các đơn vị thận, 70 % mô thận liên quan. Chẩn đoán - Xét nghiệm cần thiết : Huyết học và sinh hóa học; sinh thiết. - Kiểm tra huyết áp: thấy tăng huyết áp.

 

Triệu chứng: Vô cảm. Các triệu chứng đường tiêu hóa (chán ăn, ói, tiêu chảy). Uống nhiều, tiểu nhiều (bình thường lượng nước uống trung bình của chó là 60 ml/kg thể trọng/ngày). Rối loạn thần kinh.

 

Điều trị:

 

- Dùng thuốc điều trị chức năng và triệu chứng:

 

+ Bảo vệ dạ dày: Tagamet,10 mg/kg/ngày.

 

+ Chống sự tăng huyết áp: IECA (dùng Fortekor).

 

+ Chống thiếu máu: Érythropoïétine.

 

 - Test kiểm tra Urê – Creatinine: 1 lần/tuần, nếu ổn định hơn 1 lần/2 tuần, nếu tiếp tục ổn định: 1 lần/tháng

 

- Chú ý cân bằng dinh dưỡng:

 

+ Cung cấp năng lượng bình thường : 70 kcal/kg/ngày

 

+ Vitamin B & D cần thiết (nhất là D3)

 

+ Chỉ định thức ăn

 

3.Sạn tiết niệu: Những yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi: Tùy thuộc vào loại sỏi và loài vật mắc bệnh, có những yếu tố liên quan : Độ acid của nước tiểu (dựa vào độ pH): sỏi khoáng được hình thành trong nước tiểu có độ pH kiềm. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này. Bình thường, nước tiểu của chó, mèo có tính acid (pH<7), có một số thức ăn làm cho nước tiểu trở nên kiềm và như thế tạo cơ hội thuận lợi cho việc hình thành sỏi khoáng. Nếu con vật uống ít nước, nước tiểu sẽ đặc hơn và các khoáng chất trong nước tiểu sẽ dễ kết dính hơn, nên việc cho chó, mèo uống nước (nhằm pha loãng nước tiểu) là một trong những yếu tố quan trọng. Nước tiểu bình thường vô trùng, khi nhiễm trùng, các vi khuẩn hiện diện sẽ làm tăng pH nước tiểu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi khoáng.

 

Sạn tiết niệu thường gặp trên chó hơn mèo. Với cách sản xuất thức ăn theo kiểu công nghiệp bằng cách nghiền bột xương sẽ tạo rất nhiều khoáng, do đó cần xem kỹ thành phần khi chọn thức ăn cho chó, mèo. Thành phần phụ phẩm lò giết mổ càng nhiều thì xương càng nhiều. Hai loại chó, mèo dễ bị sạn tiết niệu là: (1) Mèo đực thiến (giống nào cũng có thể bị). (2) Chó đực ít vận động, được ôm, ẵm suốt ngày. Giống dễ bị bệnh: Cocker, Dalmatian.

 

Vị trí sỏi: Cần biết sạn ở đâu để có tiên lượng trong quá trình điều trị:

 

- Tại thận

 

- Dưới thận:

 

+ Sạn bàng quang: Đặt ống thông tiểu, ống thông đi dễ dàng: dùng tay ép bàng quang cho nước tiểu và sạn bùn ra ngoài.

 

+ Sạn ống thoát tiểu: Ống thông đi khó khăn; thử bằng cách dùng syring gắn với ống thông, bơm nước vào trong, làm sạn bị đẩy trở lại bàng quang; sau đó thông tiểu lại như trên.

 

Chẩn đoán:

 

- Lâm sàng: Chó: Đi tiểu thường, tiểu lắt nhắt, nước tiểu có máu. Mèo: Tiểu ít, nhưng đau, hay kêu la.

 

- X- quang

 

- Xét nghiệm sinh hóa (IRC)

 

- Sạn: cần xét nghiệm nước tiểu để biết thành phần và loại sạn gì. Có 5 loại sạn:

 

+ pH nước tiểu > 6: sạn Uric, Cystinic

 

+ pH = 6-7: sạn Oxalic, Phosphacalcic

 

+ pH > 7 : Phospho Amoniac Magne (chắc chắn)

 

* Một số trường hợp pH< 6 vẫn bị sạn thì phải kết hợp với X-quang, siêu âm để chẩn đoán.

 

* Một số thuốc làm hạ pH, nếu kiểm tra pH < 6 nghi ngờ bị sạn, cần phân tích sạn.

 

* Tác động khác: thức ăn, thuốc làm tan sạn.

 

Điều trị 

 

(1) Giảm đau : Hoạt chất Phoroglucinol: Spasfon: 1 viên/10 kg  hoặc          - Spasmoglucinol (Cty Vetoquinol)

 

(2) Chú ý thận: Thận bệnh nghĩa là tiên lượng nặng (do bệnh lâu ngày)

 

(3) Uống nước: Làm cho thú uống nước để nước đến thận nhiều, giúp khả năng đẩy sạn ra ngoài cao. Thêm muối vào nước uống và thức ăn để chó uống nhiều nước (đối với sạn Uric, Oxalic, Que thử nước tiểu Cystinic, còn sạn Phospho Ammoniac Magne và Phosphocalcic không dùng cách này).

 

(4) Làm vô trùng đường tiểu: vì có sạn nên sẽ có nhiều biểu mô, vi khuẩn, nước tiểu, sạn,… Dùng kháng sinh tác dụng kéo dài nhiều ngày (ít nhất 20 ngày): Amoxi 15 % LA.

 

(5) Kiểm tra pH nước tiểu

 

(6) Thức ăn: Không cho ăn lòng gia súc (gan, thận, huyết), xương. Giảm protein. Không cho ăn rau, cải (trừ cà rốt) vì có nhiều Oxalate. Không cho ăn lúa: vì làm kết tụ calci.

 

(7) Thuốc trị sạn: Sử dụng các loại thuốc khác nhau tùy loại sạn:

 

- Sạn Uric: Allopurinol (Zyloric ) uống 30mg/kg/ngày chia 2 lần/ ngày, trong 1 tháng).

 

- Sạn Cystiric: Trolovol : 25 mg/kg/ngày, 3-4 tuần.  Kết hợp Phosphalugel do làm tăng độ acid dạ dày.

 

- Sạn Phospho-Ammoniac- Magne: Otruvite. Không có thuốc trị sạn, giải pháp là giảm protein thức ăn, giảm P, giảm Mg.         

 

- Sạn Oxalic, Phosphacalcic: Chú ý không cho ăn khẩu phần có quá nhiều Ca.

 

+ Esidrese: 1 mg/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng

 

+ Alcafor: 1 ml/kg/ngày chia 2 lần, liều trình 1 tháng

 

* Khi điều trị phải theo dõi chức năng thận: nếu chức năng thận yếu thì không điều trị,  nếu thể trạng yếu thì điều trị không hiệu quả.

 

(8) Phẫu thuật lấy sạn: Khi giải phẫu phải chú ý điều kiện vô trùng, thể trạng chó. Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi gây mê, mở ổ bụng phần thấp, đưa bàng quang ra ngoài đặt lên vải gạc ướt, nhỏ nước sinh lý thường xuyên, tránh khô. Chọc lấy nước tiểu, không để nước tiểu chảy vào ổ bụng (nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc urê). Cắt bờ trên, không cắt bờ dưới. Hứng bàng quang trên vải gạc để tránh sạn bùn rơi vào ổ bụng, lấy hết sạn, không để sót. May bàng quang 2 đường: 1 đường tạm trước, dùng vải gạc kiểm tra xem đã khép chưa, may đường 2; Xong đưa bàng quang vào ổ bụng, đóng bụng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÁC SĨ THÚ Y GIẤU HEROIN TRONG BỤNG CHÓ CON

BÁC SĨ THÚ Y GIẤU HEROIN TRONG BỤNG CHÓ CON

Andres giúp kẻ buôn heroin qua mặt cảnh sát Mỹ bằng việc đưa các túi dạng lỏng nặng chừng 0,45 kg vào bụng các con vật. Đặt chân tới Tây Ban Nha vào năm 2005, người đàn ông có quốc tịch Venezuela Andres Lopez Elorez sống cuộc sống bình lặng tại ngôi làng Los Nogales suốt 8 năm. Ông hành nghề bác sĩ thú y cho hai công ty và thường xuyên được cấp trên khen ngợi.  Tất cả đột ngột thay đổi khi năm 2013 Andres bị cảnh sát Tây Ban Nha bắt. Vợ con và hàng xóm lúc này mới được biết tới quá khứ dính líu tới hoạt động buôn ma túy ở Mỹ của Andres.
BÁC SĨ THÚ Y TỰ TAY BẮN KANGAROO BỊ BỎNG DO CHÁY RỪNG

BÁC SĨ THÚ Y TỰ TAY BẮN KANGAROO BỊ BỎNG DO CHÁY RỪNG

sân golf ở thị trấn Mallacoota là khu bảo tồn dành cho động vật chạy thoát khỏi những đám cháy rừng ở Australia, nhưng nơi này đang trở thành cánh đồng chết chóc. Bác sĩ thú y 70 tuổi Chris Barton bật khóc khi cầm khẩu súng trường cỡ nòng 5,56 mm chĩa vào những con kangaroo bị thương nặng.
NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

NỮ BÁC SĨ THÚ Y TỬ VONG VÌ BỊ CHÓ DẠI CẮN

Cô gái 24 tuổi làm việc tại một phòng khám thú y ở Phú Thọ. Hơn một tháng trước, trong lúc chữa bệnh cho con chó ốm, cô bị nó cắn vào bàn tay phải. Cho rằng chó bị bệnh đường hô hấp, nữ bác sĩ chỉ sơ cứu cho mình, rửa vết thương, sát trùng và băng lại. Bốn ngày sau, con chó chết. Cô vẫn không tiêm văcxin phòng dại cho mình.
BỘ NN&PTNT RA CÔNG ĐIỆN KHẨN VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM

BỘ NN&PTNT RA CÔNG ĐIỆN KHẨN VỀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM

Công điện khẩn nêu rõ: Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và của các nước, từ đầu tháng 1-2020 đến nay, thế giới đã ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ: Chủng virus CGC A/H5N1 tại Ấn Độ; A/H5N1 tại Trung Quốc (ngày 1-2-2020, ổ dịch được phát hiện tại một trang trại ở quận Song Thành, thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam.
CUỘC CHẠY ĐUA GIẢI CỨU HÀNG NGÀN THÚ CƯNG BỊ BỎ RƠI TRONG DỊCH BỆNH Ở VŨ HÁN

CUỘC CHẠY ĐUA GIẢI CỨU HÀNG NGÀN THÚ CƯNG BỊ BỎ RƠI TRONG DỊCH BỆNH Ở VŨ HÁN

Một bác sĩ thú y tại Vũ Hán đã lập nhóm giải cứu động vật mang tên Pet Life Online Vũ Hán và cứu sống hơn 2.000 con vật trên khắp thành phố từ khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực hôm 23/1.
THUỐC THÚ Y NAVETCO (VET) BỊ TRUY THU VÀ PHẠT HƠN 8 TỶ ĐỒNG TIỀN THUẾ

THUỐC THÚ Y NAVETCO (VET) BỊ TRUY THU VÀ PHẠT HƠN 8 TỶ ĐỒNG TIỀN THUẾ

Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với CTCP Thuốc thú y Trung ương Navetco (mã chứng khoán VET) căn cứ theo biên bản kiểm tra thuế tại công ty và xét đề nghị của Trưởng phòng Thanh Tra – Kiểm tra số 3.
LỢN CHẾT VỨT TRÀN LAN, HUYỆN LẬP ĐỘI XUNG KÍCH VỚT 4 NGÀY CHƯA HẾT

LỢN CHẾT VỨT TRÀN LAN, HUYỆN LẬP ĐỘI XUNG KÍCH VỚT 4 NGÀY CHƯA HẾT

Văn phòng UBND huyện Hồng Dân ngày 4.9 cho biết, huyện đã thành lập các đội xung kích đi vớt xác lợn chết ở các tuyến kênh để mang về các hố chôn tập trung. Các đội xung kích này làm việc liên tục 4 ngày qua, nhưng tình trạng lợn trôi sông vẫn chưa hết. Nguyên nhân do trước đó, nhiều người dân có lợn chết, không có đất chôn, trong khi huyện chưa công bố dịch họ đành vứt xuống kênh, rạch.
PARVO LẠI PARVO

PARVO LẠI PARVO

Nhiễm vi khuẩn Parvo (CPV) ở chó là một bệnh do virut gây ra và có khả năng ảnh hưởng đến chó rất cao. Biểu hiện của loại virut này thường theo 2 hình thức: Ở dạng thông thường: xảy ra ở đường ruột, khiến chó bị nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân và chán ăn.
BỆNH KST THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ MÈO

BỆNH KST THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ MÈO

Trên da: dễ thấy nhất là các thể loại ve, bọ chét, nhỏ hơn nữa là rận, chí. Bé cưng mà có “mấy bạn này” là dễ bị bạn bè xa lánh do trông mất vệ sinh và dễ truyền lây. Bệnh thường gặp ở những bé hay được đi dạo, đi công viên hoặc chủ nuôi không chú ý đến vệ sinh nhà ở, không dùng thuốc phòng trị định kỳ cho các Boss.
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

Viêm phúc mạc ở mèo – bệnh Fip (Feline Imfectious Peritonitis) là bệnh lý nguy hiểm do virus Coronavirus gây ra. Loại virus này tồn tại ở 2 trạng thái là thể khô và thể ướt. Mèo bị mắc bệnh Fip thường có những triệu chứng sốt, nôn mửa, lờ đờ, tiêu chảy, kém ăn.
Zalo
Hotline