Văn phòng UBND huyện Hồng Dân ngày 4.9 cho biết, huyện đã thành lập các đội xung kích đi vớt xác lợn chết ở các tuyến kênh để mang về các hố chôn tập trung.
Các đội xung kích này làm việc liên tục 4 ngày qua, nhưng tình trạng lợn trôi sông vẫn chưa hết. Nguyên nhân do trước đó, nhiều người dân có lợn chết, không có đất chôn, trong khi huyện chưa công bố dịch họ đành vứt xuống kênh, rạch.
Cụ thể là tại hộ ông N.Đ.M (xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân). Vào ngày 25.7, ông M. thấy lợn trong chuồng phát bệnh liền báo cho cán bộ thú y ở xã đến xử lý. Thế nhưng, khi cán bộ thú y xã đến nơi thì một số con trong chuồng đã chết. Ông M. kể: “Khi thấy lợn chết, cán bộ thú y “nhờ” gia đình tôi tự đào hố chôn xác lợn chết vì… số lượng quá ít. Sáng hôm sau, gần như toàn bộ đàn lợn (hơn 200 con) của nhà tôi đều bỏ ăn, và đến hôm sau nữa thì chết sạch, thiệt hại gần 200 triệu đồng”.
Do số lượng lợn chết quá lớn, ông M. không thể tự đào hố chôn nên đã mang xác ra kênh trước nhà thả trôi. Tương tự, nhiều hộ trong xóm có lợn chết do bệnh dịch tả lợn châu Phi cũng tìm cách “giải quyết” như cách làm của ông M. Hậu quả là cả khúc sông đầy xác lợn bốc lên mùi hôi thối.
Người dân phải “vượt cấp” báo lên tỉnh, Sở NNPTNT Bạc Liêu có 3 văn bản nhắc nhở, huyện Hồng Dân mới chính thức công bố dịch trên địa bàn toàn huyện. Lúc này, toàn huyện đã có đến gần 4.000 con lợn đã chết, gần nửa số này đã vứt xuống sông. Trong khi đó, theo quy định phải công bố ở cấp xã, phường, thị trấn khi xuất hiện 3 ổ dịch trở lên.
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
400.000đ
Liên hệ
Liên hệ